Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

CHẾ BIẾN MÓN ĂN THỊT ĐÀ DIỂU

Cách Làm Món Thịt Đà Điểu Nhúng Dấm
       - Thịt đà điểu cũng là một trong những loại thịt màu đỏ giống như thịt bò, riêng thịt đà điểu tuy giàu chất đạm nhưng chứa rất ít mỡ, hàm lượng cholesterol thấp mỡ rất ít, dễ chế biến.
         -  Hôm này Thitdadieu.com giới thiệu  đến các bạn cách chế biến món thịt đà điểu nhúng dấm. Một món ăn tạo thêm phần ấm cúng dưới cái lạnh của mùa đông. Với thời gian không lâu chỉ mất 40 phút các bạn sẽ có 1 món ăn ngon cho cả gia đình.
 1.  Nguyên liệu chuẩn bị cho một bữa tiệc 8 người ăn:
-     Thịt đà điểu : 1 kg
-     Dừa xiêm  : 6 trái
-     Hành tây  : 3 củ
-     Dưa leo :  3 trái
-     Chuối xanh :  4 trái
-     Khế chua : 5 trái
-     Ớt sừng : 4 trái
-     Kiệu chua
-     Đậu phộng
-      Bánh tráng
-     Dứa (thơm)  : ½ trái
-     Hành lá  : 2 bó
-     Giấm :  50ml
-     Sau sống các loại
-     Nếu muốn có thể thêm bún tươi
-     Gia vị : Sả, tỏi, tiêu, muối, đường, bột nêm, nước mắm.
2. Cách Chế biến:
-    Thịt đà điểu thái mỏng to bản 4 x 6 ướp gia vị (tiêu, đường, nước tỏi, nước sả, bột nêm) thời gian 30 phút rồi xếp vào đĩa, có thể  trang trí hành tây, gừng thái sợi, ớt tỉa bày lên trên.
-     Pha chế nước nhúng thịt: Nước dừa xiêm, giấm, gia vị, sả băm nhuyễn, tiêu, đường
-     Rau sống sau khi rửa sạch bỏ rổ vẩy ráo nước.
-     Hành tây cắt ngang, mỏng.
-     Chuối chát, khế rửa sạch cắt mỏng ngâm giấm.
-     Kiệu chua cắt dọc đôi.
-     Tỏi bóc tép nhỏ
-     Dưa leo cắt lát mỏng
-     Bánh tráng và đĩa nước sôi nguội để nhúng nếu bánh tráng cứng. Nếu bánh to thì cắt làm 4.
-     Pha mắm nêm: Cho mắm nêm vào tô, chút đường, sả, tỏi, ớt bằm nhuyễn khuấy đều với mắm cho sủi bọt lên mới thơm và ngon.
3.  Chuẩn bị ăn:
     -    Bếp ga đơn (hoặc bếp từ, bếp điện) đun sôi nước đã pha chế. Trước khi ăn nhúng thịt đà điểu vào nước đã pha chế đến khi hơi tái là được, vớt ra cuốn với các loại rau với bánh tráng  chấm mắm nêm. Vậy là bạn đã chuẩn bị 1 bữa ăn ngon cho cả đại gia đình
  Chúc các bạn ngon miệng.

Thịt Đà Điểu Xào Lăn

 Cách làm món thịt đà điểu xào lăn.

Nguyên liệu :
- Ức đà điểu hoặc gân đà điểu: 0,2kg
- Nấm bào ngư trắng: 0,2 kg
- Củ hàng tím một củ: 0,05 kg
- Sả ớt bầm: 2 thìa
- Tỏi ta băm một củ
- Bột cà ry: 1 thìa nhỏ
- Bột cà ry dầu : 0.5 thìa
- Gừng băm một nhánh bằng củ hành tím
- Nước cốt dừa: 0,2 lít
- Rau om
- Đậu phọng rang xay nhuyễn: 1 thìa
- Hành phi: 1thìa
- Dầu: 2 thìa
Cách làm:
  - Ức đà điểu cắt lát mỏng , hoặc gân thì thái đốt, ướp gừng băm , tỏi băm , phân nửa cà ry dầu , muối ,bột gà khoảng 10 phút cho ngấm

 - Cho dầu vào chảo đun nóng rồi cho tỏi băm xào cho thơm khi hơi xém tỏi thì cho sả ớt bầm xào cho cà ry bột vào xào cho cô lại tiếp theo cho củ hành ta xào chung
  - Cho thịt đà điểu vào xào cho khô lại
  - Cho phần còn lại cà ry dầu trộn chung
  - Cho vào 1 muôi nước dùng nấu cho chín nêm vào1/4 thìa muối ,1 thìa bột gà ,1 thìa đường,
  - Trong thời gian đó bạn cho nấm bào ngư vào nấu chung chờ nước cô lại
  - Cho nước cốt dừa vào nấu đến lúc co độ hơi sánh là được ,
  - Cho ra đĩa rắc đậu phộng hành phi lên, cho ngò om (lá ngổ) cắt  trang trí xung quanh,
Gia vị 

 - Chấm với muối ớt chanh.

Chúc các bạn ngon miệng!

Gà Đông Tảo

 Gà Đông Tảo nam tiến 

đà điểu , bán da dieu , cung cấp đà điểu thịt , da dieu giống , kỹ thuật nuôi ban giong giá rẻ

Giáp Tết, thịt đà điểu, cá sấu đắt hàng

Giá bán rẻ hơn thịt bò, thịt đà điểu, thịt cá sấu giờ không còn là thực phẩm xa xỉ chỉ dành cho đối tượng thu nhập cao, không chỉ xuất hiện ở các siêu thị sang trọng, chúng được bán ở nhiều cửa hàng nhỏ lẻ lề đường.

Những ngày cận Tết, thịt đà điểu được rao bán nhiều hơn trên các diễn đàn mua bán, trong siêu thị, cửa hàng phân phối với số lượng lớn và giá bán không quá cao đã thu hút được sự quan tâm của một bộ phận người tiêu dùng.

Thịt đà điểu đông lạnh bày bán trong siêu thị Big C

Có mặt tại gian hàng đồ đông lạnh siêu thị Big C chị Đỗ Thanh Hương (Kim Mã Thượng – Hà Nội) chia sẻ: Nhà tôi chưa sử dụng thịt đà điểu bao giờ nhưng hôm nay đi sắm đồ Tết tiện thể mua một ít về ăn thử, giá phải chăng mà thấy nhiều chị, em trong cơ quan tấm tắc khen.
Khác với chị Hương anh Tiến (Cầu Giấy – Hà Nội) đã sử dụng thịt đà điểu một vài lần và nhân chuyến sắm thực phẩm Tết anh lựa chọn để ăn dần thay thế một phần thịt bò, anh cho hay: Tôi ăn món này vài lần rồi, chế biến không có gì cầu kì, cũng chỉ xào xả ớt như xào thịt bò thôi, ăn có cảm giác giống thịt bò nhưng mềm thịt và ngọt hơn. Mua về để tủ ăn trong mấy ngày Tết.
“Đã ăn một lần rồi là lại muốn ăn lần tiếp theo đấy, em cứ mua về ăn thử đi, làm đơn giản mà giá cũng chỉ ngang bằng 1kg thịt bò thôi, Tết ăn đổi bữa đi cứ mãi thịt gà, lợn, bò chán lắm”, chị Ngọc khách hàng gian đồ đông lạnh siêu thị Big C chia sẻ.
Giá thịt đà điểu đông lạnh dao động 180.000 – 250.000 đồng/kg, thịt đà điểu tươi (thịt bắp + phile) 200.000 đồng/kg, thịt cá sấu đông lạnh 140.000 – 160.000 đồng/kg, thịt cá sấu tươi 180.000 – 200.000 đồng/kg.
Thịt đà điểu hiện không khó mua, nếu khách có nhu cầu sử dụng, chủ hàng sẽ nhận đơn hàng và làm thủ tục vận chuyển thịt tươi cho khách chỉ mất vài giờ.
Một chủ trang trại nuôi đà điểu và cá sấu có cửa hàng giao dịch tại Hà Nội cho biết: “Nhà tôi có trang trại nuôi đà điểu trong Lâm Đồng, nếu khách có nhu cầu mua chỉ cần đặt 50% tiền hàng sau 5 – 6h hàng sẽ theo máy bay vận chuyển ra, đảm bảo hàng tươi ngon, giá cả phải chăng chỉ 200.000 đồng/kg, tôi bán đồng giá cả thịt phile và thịt bắp đà điểu”.
Theo chủ hàng này, nhu cầu sử dụng thịt đà điểu và cá sấu ngoài Hà Nội còn ít, nhưng đang có xu hướng tăng lên, năm sau nhiều hơn năm trước, lượng hàng bán ra trong thời điểm này khá lớn.
Anh Phong chủ trang trại kiêm quản lý cửa hàng giao dịch ở Hà Nội ccho biết: “Nhu cầu của người tiêu dùng đang tăng lên, năm nay chúng tôi bán nhiều hơn năm ngoái, hiện mỗi ngày chúng tôi cung ứng gần 2 tạ thịt cá sấu và gần 1 tấn thịt đà điểu cho thị trường, một phần cũng do nhu cầu sử dụng cho Tết tăng”.
“Ngoài Bắc ít trang trại nên khi nói đến thịt đà điểu thường nghĩ đó là hàng hiếm, trong Nam người ta chuộng loại thịt này gần 10 năm rồi, bây giờ mua thịt đà điểu trong đó dễ như mua thịt chó ngoài này”, anh này nói thêm.
Một nhân viên gian hàng đồ đông lạnh siêu thị Big C cho biết: Khá nhiều khách lần đầu hỏi thịt đà điều, sau khi được nhân viên tư vấn họ đã quyết định mua thử, có những khách dùng quen thì thường cứ vậy lựa chọn thịt phile, hàng trong siêu thị thường có xuất xứ, địa chỉ nhập rõ ràng bạn yên tâm.
Nhiều cửa hàng bán thịt đà điểu và cá sấu còn kèm sách hướng dẫn cách chế biến từng món với nguyên liệu hai loại thịt trên.
 Chủ hàng tên Xuân tại Ngã Tư Sở cho biết: “Thịt cá sấu chế biến thường khó hơn thịt đà điểu, đòi hỏi người phải có kinh nghiệm, nhưng cứ yên tâm, cửa hàng có kèm sách hướng dẫn chế biến từng món ăn với khẩu phần rõ ràng mua về chỉ cần làm theo là ngon”.
Nhu cầu sử dụng thịt đà điểu và cá sấu trong dịp Tết tăng đáng kể nhưng theo những chủ cửa hàng, giá thịt hiện vẫn được giữ nguyên cách đây hơn một tháng. Anh Phong chủ trang trại kiêm quản lý cửa hàng giao dịch ở Hà Nội cho biết: Hiện giá thịt đà điểu và cá sấu sẽ được giữ nguyên đến 25 tháng chạp chứ không tăng theo thị hiếu khách hàng, giá thịt hiện nay đã tăng cách đây hơn một tháng, nhưng tăng không nhiều, mỗi loại chỉ thêm 20.000 đồng/kg.
Lý giải việc tăng giá anh Phong cho biết: Thời điểm trước do thắt chặt nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm lậu qua biên giới khiến cho giá cả thị trường các mặt hàng trong nước tăng lên, vì thế thịt đà điểu, thịt cá sấu cũng tăng nhẹ.
Đem thắc mắc giá thịt đà điểu và thịt cá sấu vào hàng hiếm nhưng có giá khá bình dân, PV nhận được lời giải thích từ anh Phong: “Giá thịt đà điểu và cá sấu rẻ vì chủ yếu người ta thu lợi nhuận từ da, da chiếm 50 – 60% giá trị thực của con cá sấu và đà điểu. Người ta thường mua da để sản xuất thời trang nên giá rất cao. Bạn mua thịt đà điểu 200.000 đồng/kg nhưng giá trị thực phải trên 400.000 đồng/kg, thịt cá sấu cũng tương tự”.
Theo Phạm Thơm (Infonet)
Trại nghiên cứu đà điểu Ba Vì hiện là nơi duy nhất ở Việt Nam có đầy đủ cơ sở kỹ thuật nghiên cứu khoa học, xác định công nghệ chăn nuôi, cũng như khép kín “từ sản xuất đến bàn ăn” đối với đà điểu.
Dẫn tôi đi thăm trại nuôi đà điểu, Thạc sĩ Hoàng Văn Lộc, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, nói: “Nhà nước ta nhận biết giá trị của đà điểu, đánh giá đúng năng lực của đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật Việt Nam và chúng tôi đã chứng tỏ được khả năng đó”.
Hai quả trứng đầu tiên “nở” thành trung tâm
Thật kinh ngạc khi lần đầu tiên được trông thấy những quả trứng đà điểu. Quả trứng nào cũng nặng 1,3-1,5-1,6 kg, to và giống hệt quả bưởi Năm Roi. Bộ phận ấp chia ra các phòng ấp 39 tiếng đồng hồ. Bên cạnh một số tủ ấp trị giá hàng trăm triệu đồng mua của nước ngoài, là một loạt tủ ấp do Trung tâm nghiên cứu chế tạo, cải tiến cho phù hợp với điều kiện miền Bắc có độ ẩm cao do gió mùa, đảm bảo kỹ thuật, nhưng giá thành rẻ hơn nhiều so với tủ ấp mua của nước ngoài.
Mới một ngày tuổi mà đà điểu đã phổng phao, không cần ăn uống gì. Đến ngày thứ ba, các chú sơ sinh được chuyển sang chuồng nuôi cách biệt hẳn khu vực ấp đòi hỏi tuyệt đối vô trùng. Chỉ ít ngày sau, lũ đà điểu đã to như gà cồ, ăn uống thoải mái.
Ấn tượng nhất là những ngăn chuồng đà điểu ở độ tuổi thành thục. Đây là những con trống 30 tháng tuổi, những con mái 24 tháng tuổi. Chúng to lớn và oai vệ hơn hẳn những đà điểu dò 12-24 tháng tuổi trông đã “to con”, từ 100 -140 kg. Ở những khu vực này, có những ngăn chỉ 3 con, một số ngăn có bầy. Tất cả đều ngăn bằng lưới thép.
Đà điểu cao lênh khênh, người đi đến đâu chúng men theo đến đó, rất thân thiện. Con trống cao 2,7 mét, con mái chỉ 2 mét, đều dễ dàng vươn cổ ra đớp cỏ của ai đưa cho chúng. Đà điểu không chỉ biết bảo vệ “gia đình”, mà còn biết bảo vệ cộng đồng. Ban đêm, dù ở trại an toàn, chúng vẫn tụ tập vào hai bên hàng rào cạnh nhau, con trống nằm phía ngoài bảo vệ cho các con mái nằm phía trong.
Thịt đà điểu ngon hơn thịt bò nhưng mềm hơn, thơm ngon hơn, được coi là loại thịt sạch của thế kỷ 21. Kỹ sư Nguyễn Thị Quảng, chuyên gia về thực phẩm đà điểu, nói: “Điểm vượt trội của thịt đà điểu là hàm lượng mỡ chỉ có 2%, cholesterol 58 mg/100 gam thịt, năng lượng thấp 114 kcal/100 gam thịt nhưng lại giàu protein 21,9/100 gam thịt”.
Về thành phần khoáng chất, hàm lượng natri trong thịt đà điểu thấp hơn nhiều so với thịt bò và thịt gà. Hàm lượng sắt, phosphor, mangan và đồng trong thịt đà điểu lại cao hơn nhiều so với các loại thịt khác. Chính vì thế, bà Quảng nghiên cứu và chế biến ra 36 món ăn từ thịt đà điểu, đang được các nhà hàng cao cấp áp dụng.
Nghiên cứu của Trung tâm cho thấy đà điểu ta nuôi hoàn toàn đạt các chỉ tiêu của thế giới. Năng suất của đà điểu cao hơn hẳn so với bò, lợn, gà, cả về thịt, da và lông, và tiêu tốn ít thức ăn hơn.
Mỗi năm đà điểu đẻ 25-30 con, một mái mỗi năm cho sản lượng thịt 2,5-3 tấn, so với trâu bò chỉ đẻ 1 con, cho 250 kg thịt, lợn đẻ 20 con, cho 2 tấn thịt. Một đời đà điểu mái cung cấp 90-120 tấn thịt, hơn hẳn một đời trâu bò chỉ là 20-24 tấn, và lợn là 4-5,5 tấn. Một con đà điểu có sản lượng da 30 m2 và 25 kg lông, trâu bò chỉ có 2,7 m2 da.
Việt Nam có đủ điều kiện phát triển nuôi đà điểu
TS. Phùng Đức Tiến cho biết da đà điểu có chất lượng cao hơn cả da voi và da cá sấu. Loại da này rất mềm mại, có đặc điểm độc đáo là những nang lông tự nhiên tạo nên chất lượng tuyệt vời. Trung tâm đã phối hợp với ngành da giày, sản xuất ra các mặt hàng giày, túi xách, ví, găng, dây lưng... cao cấp, thường có giá tính bằng trăm USD. Da đà điểu quí và đắt nhưng lại không bị luật pháp quốc tế cấm, vì chúng xuất phát từ loài được chăn nuôi, được phát triển.
Vì những ưu thế về thịt và da, nên đà điểu đã và đang được nhiều nước nuôi, nhất là ở Nam Phi, Mỹ. Nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, cũng như châu Âu, châu Phi đã hình thành nhiều trang trại đà điểu với số lượng ngày càng lớn. Trung Quốc có trên 400 trang trại nuôi hơn 8 vạn đà điểu sinh sản.
Việt Nam tuy mới nuôi đà điểu, nhưng do có kế hoạch nghiên cứu đồng bộ, từ đặc điểm sinh vật học, di truyền chọn giống, dinh dưỡng thức ăn, đến các giải pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, qui trình thú y phòng bệnh, nên đã từng bước hoàn thiện công nghệ chăn nuôi đà điểu. Cùng với những khởi động tích cực của kinh tế thị trường, sự nhạy bén, năng động, tự chủ của kinh tế trang trại, Trung tâm đã năng động chuyển giao công nghệ, cung cấp con giống cho gần 30 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đánh giá kết quả ban đầu về đà điểu, Giám đốc Trung tâm Phùng Đức Tiến căn cứ vào thực tế khách quan: “Sau 9 năm nghiên cứu, đã từng bước hoàn thành qui trình công nghệ chăn nuôi đà điểu ở Việt Nam, gồm nuôi sinh sản, nuôi từ 0 đến 3 tháng tuổi, nuôi thịt, ấp trứng, thú y phòng bệnh. Bước đầu cũng đã chuyển giao có hiệu quả cao đến nhiều nơi, đặc biệt không hề có một con đà điểu nào bị lây nhiễm trong suốt thời gian có dịch cúm gia cầm. Trước mắt, chúng tôi tập trung nghiên cứu hệ thống giống hình tháp từ dòng thuần tới con thương phẩm, để sử dụng được ưu thế lai giữa các dòng. Song song, triển khai nghiên cứu một cách hệ thống về thức ăn dinh dưỡng, để phát huy tối đa tiềm năng con giống, hạ giá thành sản phẩm



Nuôi đà điểu trên đất cát

TT - Hơn ba tháng nay, một số hộ dân xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam đã đưa đà điểu về nuôi, qua đó mới khám phá ra là dễ nuôi hơn trâu, bò.
"Hôm đem về thấy chúng cứ nhông nhông miết, nắng mưa chi cũng ở suốt ngoài trời... tui cứ sốt ruột. Nhưng bữa ni thì bớt lo rồi..." - chị Ngô Thị Liêm (thôn 3, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ) cho biết.
Lớn nhanh quá!
Vợ chồng chị Liêm là một trong hai hộ đầu tiên được Trung tâm giống đà điểu Quảng Nam (thuộc Tổng công ty Khánh Việt) chuyển giao kỹ thuật nuôi đà điểu, thí điểm mô hình đưa đà điểu về nhà dân. Lâu nay gia đình chị Liêm sống bằng nghề nông nhưng ở vùng cát nghèo khó này trồng cây lúa cứ thất liên tục. Giờ đây, chị Liêm rất kỳ vọng vào con đà điểu: "Mấy con đà điểu ni hồi mô chừ có thấy nhà ai nuôi đâu, tui nuôi mà hồi hộp lắm. Nhờ trung tâm thường xuyên cử cán bộ xuống tận nơi giúp đỡ về thú y cũng như kỹ thuật chăm sóc... Nếu có sự cố gì, trung tâm sẽ hỗ trợ luôn thuốc men điều trị, nên cũng yên tâm".
Sau ba tháng, đàn đà điểu của chị lớn khá nhanh, hôm mới mua chỉ nặng 20kg/con nay đã tăng hơn 50kg/con. Chị Liêm tâm sự: "Chừ thấy đà điểu dễ nuôi hơn con bò, con heo. Cỏ cắt về, xắt nhỏ bỏ vào máng là chúng ăn ngon lành...Vợ chồng tui rất mừng khi con đà điểu chịu sống và lớn nhanh được ở vùng cát ni".
Đàn đà điểu ở vườn nhà ông Nguyễn Đình Long (thôn Ngọc Mỹ, xã Tam Phú) cũng đang lớn nhanh, con lớn nhất hơn 80kg. Trước đây, ông Long nuôi tôm nhưng thất bại. Cái ao đào năm ngoái còn đó nhưng tôm chết sạch, mất toi 20 triệu đồng. Cách đây ba tháng, Trung tâm giống đà điểu Quảng Nam khảo sát gợi ý ông Long thử làm ăn với con đà điểu.
Ông Long cho biết: "Lúc đầu tính không làm vì phải bỏ vốn vài chục triệu đồng nhưng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, trung tâm bán con giống giảm được 20-25% so với giá thị trường, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, cho nợ gối đầu thức ăn và cam kết bao tiêu sản phẩm nên tôi cũng yên tâm...". Từ số tiền 10 triệu đồng được Phòng kinh tế Tam Kỳ hỗ trợ và 15 triệu đồng vay ngân hàng, ông Long đầu tư mua 15 con đà điểu giống hết 22,5 triệu đồng và thêm tiền cho đủ 4 triệu đồng làm chuồng.
Bạt đồi nuôi đà điểu
Đà điểu khai thác trên 40 năm, mỗi năm đà điểu đẻ 40-50 trứng, giá từ 50.000-150.000 đồng/trứng. Thịt đà điểu khoảng 40.000 đồng/kg hơi. Hiện nay, nguồn cung không đủ cầu. Bộ da đà điểu cũng có giá từ 1-1,5 triệu đồng.
Một trang trại mang tên D1 ở thôn Lý Trường, xã Bình Phú (xã miền núi phía tây huyện Thăng Bình) của ông chủ nông dân Lê Tấn Quang với hơn 20 con đà điểu sắp vào mùa sinh sản... Ông Quang cho biết trong một lần ghé trung tâm giống đà điểu ở Tam Phú (Tam Kỳ) con đà điểu đã thật sự cuốn hút ông.
Ông liền nghĩ: "Con đà điểu sống tốt ở những vùng không bị ngập nước. Sao không đưa nó về vùng đồi gò nuôi thử...". Từ 2ha đất thuê, ông Quang tiến hành san ủi quả đồi hơn 1.000m2 để làm chuồng trại, trồng cỏ và đưa đà điểu lên vùng gò đồi...
Tháng 8-2006, ông Quang mua 26 con đà điểu giống của trung tâm giống đà điểu về nuôi, với qui trình khép kín do cán bộ kỹ thuật của trung tâm chuyển giao. Lúc đó, nhiều người cho ông là phiêu lưu khi đưa con đà điểu lên vùng gò đồi. Ông Quang tâm sự: "Hồi đó nghe người ta cứ bàn ra tui cũng lo lắm. Mấy chục triệu bạc chứ đâu có ít...". Nhưng nỗi lo của ông Quang bớt đi khi đàn đà điểu do ông chăm sóc thích nghi với môi trường sống ở đây và phát triển tốt.
Phải chọn lọc người nuôi
Ông Huỳnh Trung Sơn - giám đốc Trung tâm giống đà điểu Quảng Nam - cho biết: "Việc đưa đà điểu đến các hộ dân là định hướng của tổng công ty. Chiến lược về lâu dài, người nông dân là vệ tinh nuôi đà điểu thương phẩm cho công ty. Trước mắt, chúng tôi thí điểm, nếu người dân nuôi có lợi nhuận và họ chấp nhận được sẽ triển khai rộng rãi mô hình này".
Theo ông Sơn, nông dân nuôi đà điểu có lợi thế hơn trung tâm do số lượng ít nên dễ chăm sóc, có thể tận dụng công lao động. Đà điểu là giống tạp ăn, tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp sẽ tiết kiệm một khoản chi phí thức ăn rất đáng kể. "Thời gian nuôi đà điểu thương phẩm khoảng 7-8 tháng/vụ (hai năm ba vụ). Chỉ cần vùng đất không bị ngập nước, có rau sạch thì mùa nào cũng thuận lợi để nuôi đà điểu" - ông Sơn nói.
Trung tâm có khả năng cung cấp 8.000-10.000 con giống/năm. Tuy nhiên, ông Sơn cho biết không phải hộ dân nào cũng có thể nuôi mà phải chọn lựa. Trung tâm khảo sát và chỉ hợp tác với những hộ có điều kiện đất đai, nguồn nước, khả năng trồng cỏ, tiếp thu kỹ thuật công nghệ và xem xét môi trường xung quanh. "Mô hình này sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Chỉ cần nuôi 15-20 con đà điểu người dân có thể kiếm lời vài chục triệu đồng/vụ là bình thường". 

Đà điểu – mô hình chăn nuôi mới ở nông thôn Bến Tre
Người viết: Dương Thanh Hải   
Từ ngả ba cầu Chẹt Sậy cũ, về phía Giồng Trôm, men theo đường bê tông về phía bờ sông khoảng 300m là tới trại chăn nuôi đà điểu châu Phi của chị Hồ Thị Thạnh, 47 tuổi, ngụ ở ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm. Qua thời gian chăn nuôi, đà điểu phát triển tốt và khoẻ mạnh. Đây là con vật sống hoang dã, nên sức đề kháng rất mạnh, rất dễ chăm sóc. Tuy vậy, cũng cần phải tuân theo hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, chia ra làm 3 giai đoạn.
1. NUÔI DƯỠNG – CHĂM SÓC – THỨC ĂN
Mật độ chăn thả mỗi con/25m2, chuồng phải cao ráo, nền lót cát, có lưới kẽm che chắn, bên trong xây mái nhà lợp tôn để đà điểu nghỉ ngơi. Khi bắt thả, dùng tay đỡ ức và phần sau của con vật, tuyệt đối không được cầm chân.
Sau khi thả vô trại, cho con vật uống nước pha thuốc bổ ngày đầu tiên với hàm lượng 100 ml Vitamin B12 trên 10 lít nước. Ngày thứ 2 liều lượng cũng như trên, nhưng tăng thêm 50% nước. Như vậy cho uống 5 ngày liền, sau đó vẫn tiếp tục cho uống nuớc lắng trong thường xuyên hằng ngày. Sau 6 giờ thả vô chuồng mới cho ăn. Thức ăn là cám cho gà ăn và rau ngâm nước muối (từ 20–30 phút) rửa sạch, thái nhỏ. Tỉ lệ cho ăn tháng đầu là 1 cám/1 rau.
Tháng thứ 2, cũng cho ăn cám như tháng đầu, nhưng rau tăng lên 2 lần. Tháng thứ 3 trở đi, 10% cám, 80% rau, và 10% thóc ngâm ủ 3 ngày cho nảy mầm. Cứ 3 ngày cho ăn thêm một lần bột sò hay bột xương (loại bột tinh) trộn với thức ăn, liều lượng 10g – 20g.
2. PHÒNG BỆNH THEO ĐỊNH KỲ
Trong 2 tháng đầu, cho uống thuốc kháng sinh Amcoli Fort phòng bệnh thường xuyên; cứ 10 ngày 1 lần cho uống thêm thuốc Vitalyte pha trong nước giúp cải thiện sức khoẻ con vật. Khi thấy đà điểu bị ghèn rỉ mắt hoặc phòng ngừa dùng thuốc nhỏ mắt của người sử dụng. Khi mắt bị viêm nhiễm kết mạc dùng thuốc thú y đặc trị.
3. VỆ SINH CHUỒNG TRẠI
Xịt thuốc định kỳ khử trùng cứ 15 ngày 1 lần. Quét dọn phân trong chuồng cho sạch sẽ. Tuyệt đối không nên để vật cứng, nhọn và các thứ khác sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho đà điểu. Cách ly vật nuôi gia cầm và thuỷ cầm không cho đến gần chuồng đà điểu.
Qua tròn 2 năm, trại đà điểu 10 con của chị Hồ Thị Thạnh không gặp trở ngại gì cả, vẫn phát triển tốt, đạt trọng lượng khoảng 100 kg/con. Số đà điểu mái bắt đầu đẻ và mỗi quả trứng đạt trọng lượng 1,3 kg. Lứa đầu chị chưa cho ấp, chờ lứa sau đà điểu trống phối giống thuần thục rồi mới cho tiến hành ấp nở. Hiện nay, Công ty Hùng Tiến, quận Bình Thạnh, TP.HCM, thu mua đà điểu thương phẩm với giá 150.000 đ/kg. Trừ tiền con giống và thức ăn, chị còn lãi ròng 5 triệu đồng/con. Như vậy, có khả năng nghề nuôi đà điểu sẽ mở ra một hướng phát triển chăn nuôi mới ở nông thôn Bến Tre.

Kỹ thuật nuôi đà điểu con

Nuôi đà điểu đem lại hiệu quả kinh tế cao, cho nguồn thịt ngon, bổ, giàu dinh dưỡng, có giá trị xuất khẩu lớn. Chúng tối xin giới thiệu kỹ thuật nuôi đà điếu con để bà con nông dân tham khảo.

Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định đến kết quả nuôi tốt hay xấu ở các tháng trôi sau:
Chuồng nuôi. nên chọn hướng có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung quanh yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Chuồng nuôi thông thoáng nhưng phải giữ được âm và có sân chơi có diện tích rộng, chiều dài ít nhất là 50m để đà điểu chạy múa không bị cản trở. Sân chơi tốt nhất là thảm cỏ hoặc đất nện được nhặt sạch không có các dị vật 1 -2 tuần đầu chuồng nuôi úm được lót bằng rơm hoặc trải thảm mềm để đà điểu đi lại vững chắc và giữ ấm phần bụng. Sang tuần 3 trở đi dùng trấu, phải bào, cát khô. Vì chức năng chạy cua đà điểu rất quan trọng, nếu nhốt ở nền cứng, trơn sẽ làm chân biến dạng, trật khớp dẫn đến hao hụt cao.

Nhiệt độ, ánh sáng: 24 giờ sau nở, đà điểu được đưa vào quây úm, lúc này bộ lông chưa đầy đủ, điều hoả thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho đà điểu con. Lúc này trong bụng đà điểu con còn tích khôi noãn hoàng lớn, dễ bị lạnh khi nhiệt độ thấp hoặc chất độn chuồng không đủ dày, dẫn đến xơ cứng không tiêu hóa được, nên chúng dễ bị viêm nhiễm - đây là  nguyên nhân chính gây chết trong những tuần đầu. Từ 1tháng tuổi luyện cho đà điểu thích ứng dần với điều kiện ngoại cảnh. Khi úm, phải luôn quan sát phản ứng của đà điểu với nhiệt độ. Nêu nhiều con cùng tránh xa khu vực lò sưởi (đèn) hay há miệng thở, cần giảm nhiệt độ xuống, ngược lại có nhiều con tập trung gần nơi phát nhiệt (những con ngoài rìa run run) đó là nhiệt độ bị thấp, cần phải tăng nhiệt lên. Đế dễ quan sát và chăm sóc đà điểu con được đồng đều thì từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi nên bố trí 20-25con/quây úm ánh sáng, cùng với sự vận động phải phù hợp để kích thích đà điêu con ăn nhiều, tiêu hóa tốt, giảm bệnh tật, tăng trưởng nhanh. Nếu khí hậu tốt, ánh sáng đầy đủ thì 20 ngày tuổi có thể cho đà điểu con ra sân chơi để vận động và tắm nắng. Thời gian thả tăng theo từng ngày. 1 tháng tuổi trở ra thả tự do cho chúng vận động, nhưng phải đưa vào chuồng ngay khi thời tiết xấu, trời mưa. Ban đêm duy trì ánh sáng với cường độ 3W/m2 để chúng dễ dàng ăn uống.

Chăm sóc: đà điểu 1-2 ngày tuổi thường ngủ dưới bóng đèn sưởi. Từ ngày thứ 3 trở đi mới bắt đầu mô thức ăn, nếu không để sãn thức ăn, rau xanh thái nhỏ thì chúng sẽ ăn bất cứ vật gì nhặt được và dẫn đến tắc ruột chết. Từ 1-30 ngày tuổi cho ăn 6 lần/ngày. Từ 31 -60 ngày tuổi cho ăn 4 lần/ngày. Từ 61-90 ngày tuổi cho ăn 2-3 lần/ngày.

Cách cho ăn: có thể dùng riêng máng đựng thức ăn tinh và rau qủa xanh. Trong những tuần đầu có thể trộn rau non thái nhỏ với thức ăn tinh để đà điều ăn.
Công ty Việt Linh

Tỷ phú đà điểu xóm núi

Là người đi tiên phong đưa giống đà điểu vào chăn nuôi ở miền Bắc, anh Nguyễn Văn Trung (39 tuổi), thôn Tam Mỹ, xã Tản Lĩnh, Ba Vì (Hà Nội) gặp không ít khó khăn, nhưng với tính kiên trì nhẫn nại, anh đã từng bước vượt qua để trở thành tỷ phú.
Chi phí thấp, lãi cao
Đến thăm nhà anh Trung tại xóm nghèo Tam Mỹ, tôi thực sự bị choáng ngợp bởi cơ ngơi của gia đình anh. Biệt thự đồ sộ. Nội thất sang trọng. Vườn tược rộng rãi… Nhưng, chủ của ngôi nhà ấy lại là một lão nông chân chất và hiếu khách. Anh Trung bảo: “Tất cả những gì có đều từ trang trại đà điểu của gia đình mà ra đấy”.
Vừa dẫn tôi ra thăm chuồng đà điểu, chủ nhà vừa dặn: “Đi khẽ thôi chú nhé. Đà điểu tuy là con vật hoang dã mới được thuần chủng nhưng rất nhát, nếu nghe thấy tiếng động mạnh là giật mình chạy tán loạn hết”. Kỳ lạ thay, vừa nhìn thấy chủ, hàng trăm con đà điểu (mỗi con nặng khoảng 1 tạ) xúm đến đông đỏ. Chúng vừa nhảy múa vừa xòe cánh tung tẩy như những vũ công reo vui đón chào.
Anh Trung cho biết, trong tất cả các con vật, nuôi đà điểu là nhàn nhất. Thức ăn của nó chủ yếu là rau cỏ, ngô, khoai, sắn, thóc… chứ không cần mua cám công nghiệp đắt tiền. Trên thực tế, một lao động có thể chăm sóc 200 con đà điểu nên tiết giảm tối đa nhân lực mà hiệu quả kinh tế lại khiến nhiều người phải giật mình. Chi phí xây dựng chuồng trại vô cùng thấp.
Chuồng chỉ cần có mái che mưa là được, vì khi đạt từ 30 kg trở lên, đà điểu chủ yếu sống ngoài trời. Nền sân không cần lát gạch mà là nền đất, nếu có điều kiện thì đổ thêm cát cho đà điểu khỏi trơn trượt khi chạy nhảy. Xung quanh chỉ cần che chắn bằng lưới sắt và cọc bê tông. Với diện tích 1.000 m2, mỗi năm gia đình anh Trung nuôi 100 đà điểu. Sau 8 - 10 tháng chăm sóc, trọng lượng mỗi con nặng trung bình 1 tạ. Với giá cả thị trường như hiện nay, mỗi lứa nuôi anh thu về trên 2 tỷ đồng, trừ tất cả các chi phí cũng lãi vài trăm triệu.
Vươn lên từ nghèo khó
Qua cuộc trò chuyện với anh Trung, tôi thực sự khâm phục trước nghị lực và quyết tâm làm giàu của anh. Sinh ra và lớn lên trên vùng núi Ba Vì nghèo khó, đủ tuổi lao động, Trung vác ba lô thoát ly gia đình đi làm thợ xây rất cực khổ. Đến đầu những năm 2000, mỗi một ngày công, chủ thầu xây dựng chỉ trả cho anh khoảng 20.000 đồng nên không đủ tiền nuôi vợ con. Có hôm 2 bìa đậu cả nhà ăn trong 1 ngày.
Không thể chấp nhận cảnh bán sức lao động cho người khác để chạy ăn từng bữa, từ năm 2003 anh Trung quyết định bỏ nghề thợ xây, vay vốn ngân hàng, người thân mua 4 bò sữa để nuôi. Tuy chăn nuôi bò sữa cho thu nhập khá nhưng phải bỏ nhiều tiền thuê nhân công, quỹ đất của gia đình lại eo hẹp nên không đủ diện tích trồng cỏ.
Nhận thấy không có khả năng phát triển chăn nuôi bò sữa ở quy mô lớn, năm 2006, anh Trung bán bò lấy tiền đầu tư chuồng trại và nuôi 100 lợn nái cộc đuôi. Thu nhập từ nuôi lợn vừa lãi vừa nhàn hơn nuôi bò, nhưng chất thải chăn nuôi lại gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Không có đủ tiền đầu tư hệ thống bể chứa và xử lý nước thải nên mùi phân bốc lên nồng nặc khiến hàng xóm kêu ca.
“Tình làng nghĩa xóm bao giờ cũng cao hơn miếng cơm, manh áo. Vì thế, tôi quyết định mày mò tìm kiếm những giống vật nuôi khác phù hợp với quy mô trang trại nhỏ của gia đình, ít gây ô nhiễm mà vẫn đem lại giá trị kinh tế cao để thay thế dần đàn lợn”, anh Trung tâm sự.

Anh Nguyễn Văn Trung chăm sóc đàn đà điểu
Thông qua nghiên cứu sách vở, đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Hà Nội), nhận thấy nuôi đà điểu cho hiệu quả kinh tế cực cao nên từ năm 2007, anh Trung đã nhập 50 con giống (mỗi con 2,7 triệu đồng) về nuôi kèm với lợn siêu nạc.
Năm đầu tiên, dù đà điểu phát triển rất tốt, nhưng đầu ra sản phẩm lại gặp khó khăn chồng chất. “Thời điểm ấy kinh tế đất nước còn nghèo. Trong khi đó thịt đà điểu lại là một thứ đặc sản xa xỉ. Khi đạt trọng lượng từ 1 - 1,1 tạ, có ăn bao nhiêu thì đà điểu cũng không thể tăng cân. Người mua không có, mỗi ngày gia đình phải mất gần 100 kg thức ăn để chờ bán. Thương lái lợi dụng cơ hội gây áp lực khiến giá thành giảm mạnh”, ông chủ trang trại cho biết.
Hai năm đầu tiên, dù lỗ nặng nhưng anh Trung vẫn không từ bỏ bởi anh quan niệm: "Muốn thành công thì cần phải kiên trì, không thể cứ mãi chăn nuôi theo kiểu “ăn xổi” được. Khi mình đã có kỹ thuật chăn nuôi rồi thì những khó khăn khác có thể từ từ gỡ bỏ.
Ít dịch bệnh
Nhiều đêm trăn trở suy nghĩ, anh Trung đã nảy sinh sáng kiến tự chủ động bao tiêu sản phẩm cho chính gia đình mình bằng cách mở cửa hàng thịt đà điểu ở tỉnh lộ 87A, đoạn qua xã Tản Lĩnh bán cho các nhà hàng quanh khu du lịch Ba Vì. Vài tháng đầu cửa hàng thưa thớt khách, nhưng càng về sau càng đông. Do thịt đà điểu của gia đình đảm bảo chất lượng tốt, tươi ngon nên rất nhiều người kéo về mua.
Tình thế trở nên "đảo lộn", trại đà điểu của anh Trung không đủ hàng phục vụ kịp nhu cầu của xã hội nữa. Thời điểm năm 2011, ở miền Bắc chỉ có lác đác vài hộ gia đình nuôi đà điểu với số lượng từ 10 con trở xuống nên nguồn hàng rất khan hiếm. Để giữ uy tín làm ăn, anh phải lặn lội vào tận miền Nam “săn” đà điểu để giao đủ số lượng theo đơn đặt hàng khách yêu cầu.
Không thể thụ động chờ nguồn hàng đến với mình, anh Trung quyết định chuyển giao giống và kỹ thuật chăn nuôi đà điểu cho bà con trong vùng để xây dựng nguồn sản phẩm tại chỗ. Anh chia sẻ: “Nuôi đà điểu non rất khó, tỷ lệ rủi ro cực cao, đặc biệt là khả năng chịu lạnh kém nên vào mùa đông, hiện tượng đà điểu non bị chết thường xuyên xảy ra.
“Để hướng tới làm ăn chuyên nghiệp, sắp tới, dự định của tôi là đầu tư máy hút chân không trong khâu đóng gói để có thể giữ được thịt tươi trong thời gian lâu mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm. Mặt khác, tôi cũng đang cố gắng liên hệ với nhiều sở, ban ngành để ký thương hiệu cho sản phẩm thịt đà điểu Ba Vì”, anh Trung chia sẻ.
Do đã có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi nên tôi thường nhập con giống 1 ngày tuổi đem về chăm sóc 2 - 3 tháng đầu. Khi đà điểu đạt khoảng 10 - 15 kg, hoàn toàn khỏe mạnh và chống chịu được với mọi điều kiện thời tiết thì sẽ cung cấp cho các trang trại quanh vùng và nhiều tỉnh lân cận như Hải Phòng, Hưng Yên, Việt Trì, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… với giá 2,5 triệu đ/con. Sau khi đà điểu đến thời điểm xuất bán, tôi sẽ nhập hàng trở lại để đảm bảo đầu ra thuận lợi cho người chăn nuôi”.
Theo anh Trung, bản năng giống đà điểu là 70% gia cầm và 30% gia súc. Khi đã đạt trọng lượng từ 15 kg trở lên, khả năng chịu đựng với những biến đổi ngoại cảnh của chúng cực khỏe. Trên thế giới nói chung cũng như ở VN nói riêng, chưa bao giờ có dịch bệnh đại trà đối với đàn đà điểu. Vì thế, với những người chưa có kinh nghiệm chăn nuôi, việc nuôi đại trà các giống gà, lợn rất dễ xảy ra dịch bệnh hàng loạt, dẫn đến khuynh gia bại sản. Nhưng, với con đà điểu thì cầm chắc phần thắng.
Nhờ sự giúp đỡ tận tình của anh Trung, một số hộ dân trong vùng đã đẩy mạnh chăn nuôi đà điểu và vươn lên làm giàu. Điển hình như anh Phùng Quốc Việt (cùng thôn) đang nuôi 80 con, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng; anh Chu Quang Khải (cùng thôn) đang nuôi 20 con. 

Thịt đà điểu tươi

  • ĐĐ.NH.T
  • Thịt đà điểu là loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều vi lượng và khoáng chất nhưng lại ít mở. Đặc biệt thịt Đà điểu có hàm lượng cholesterol thấp nên không gây thừa cân béo phì và các bệnh tim mạch, rất phù hợp với xu hướng ẩm thực chung hiện nay. Hơn nữa vị ngon của thịt đà điểu rất đặc trưng, mềm nhưng không bở, ngọt vị.  Được coi là thức ăn lành và sạch nhờ không nhiễm các vi rút gây bệnh cúm gia cầm. Trong thời gian dịch cúm gia cầm vừa qua không có chú đà điểu nào tại Việt Nam bị nhiễm cúm.
  • Nhím Mù Cang Chải ,Yên Bái - Đà Điểu HATOKO, Sài Gòn
Thịt đà điểu đã có tại TP.HCM cách đây vài năm, khi nó được vài nhà hàng nhập về để đa dạng sản phẩm phục vụ khách hàng. Khoảng hai năm trở lại đây, những nông trại nuôi đà điểu trong nước đã có thịt đà điểu thương phẩm nên một số nhà hàng, quán ăn bắt đầu lên thực đơn món ăn chế biến từ thịt đà điểu.
Giai đoạn trước, đà điểu còn mới lạ và hiếm nên các đầu bếp chỉ chế biến được vài món ăn theo gu Tây như đà điểu rôti, nấu đậu, nướng. Hiện nay, nhờ nguồn nguyên liệu khá dồi dào nên cách chế biến đã phong phú hẳn lên. Như tại nhà hàng Cesar thuộc khách sạn Quê Hương 6, các đầu bếp đã có một thực đơn khoảng 20 món chuyên về thịt và trứng đà điểu.
Theo đầu bếp Nguyễn Tiến Dũng của nhà hàng Cesar, thịt đà điểu chắc và thơm nên chế biến theo gu món ăn Việt tương đối ngon. Thịt đà điểu to bản, màu hơi đỏ nhưng vẫn là thịt của loài gia cầm nên lượng cholesterol thấp hơn các loại thịt đỏ (heo, bò). Nhờ to bản nên thịt được các đầu bếp ứng dụng làm nhiều món như đà điểu bóp thấu, lúc lắc, nhúng giấm rất hợp, lại có mùi vị đặc trưng. Đà điểu nướng sả ớt vừa kết hợp được mùi vị của sả ớt thấm vào thịt nên ăn chung với bún hoặc cơm đều ngon.

Gà Đông Tảo

 Gà Đông Tảo nam tiến
Nếu ai thích nhai thì có món gân đà điểu xào satế. Gân đà điểu lớn cỡ ngón tay út, không mềm nhão như gân heo hoặc to cứng như gân bò. Khi được chế biến kiểu này, gân đà điểu không quá cứng, độ dai và giòn vừa phải nên nhai rất đã miệng. Còn món hầm sả được làm từ sườn đà điểu, nước hầm thơm và chất ngọt của xương tiết ra hoà cùng vị hăng của sả, vị cay của ớt thành một hỗn hợp tuyệt vời. Húp chén nước canh đà điểu hầm sả, bao nhiêu mệt nhọc như tan biến ngay tức khắc.
GIAO HÀNG CÁC TỈNH THÀNH SAU:
Tien Giang , Long An , Can Tho , Bac Lieu , Soc Trang , Đong Nai - TP Bien Hoa , Ba Ria - Vung Tau , TP Da Lat - Lam Dong , Binh Thuan , Ninh Thuan , Khanh Hoa , Binh Dinh , Phu Yen , Quang Ngai , Quang Nam , Da Nang , Thua Thien Hue , Vinh Phuc , Hau Giang , Dong Thap , Ca Mau , Gia Lai - Kon Tum , Kiên Giang , Vinh Long , Tra Vinh , Binh Duong , Binh Phuoc , Tay Ninh , An Giang , Bac Kan , Bac Giang , Bac Ninh , Ben Tre , Cao Bang , Dak Lak , Dak Nong , Dien Bien , Gia Lai , Ha Giang , Ha Nam , Ha Tinh , Hai Duong , Hai Phong , Hoa Binh , Hung Yen , Kon Tum , Lai Chau , miễn phí TP HCM , Ha Noi , Ha Tinh , Nghe An , Quang Binh , Quang Tri , Thanh Hoa , An Giang , Bac Giang , Bac Kan , Bac Ninh , Cao Bang , Dien Bien , Ha Giang , Ha Nam , Hai Duong , Hung Yen , Lai Chau , Lao Cai , Lang Son , Nam Dinh , Ninh Binh , Phu Thọ , Quang Ninh , Son La , Thai Binh , Thai Nguyen , Tuyen Quang , Vinh Phuc , Yen Bai
Tiền Giang , Long An , Cần Thơ , Bạc Liêu , Sóc Trăng , Đồng Nai - TP Biên Hòa , Bà Rịa - Vũng Tàu , TP Đà Lạt - Lâm Đồng , Bình Thuận , Ninh Thuận , Khánh Hòa , Bình Định , Phú Yên , Quảng Ngãi , Quảng Nam , Đà Nẵng , Thừa Thiên Huế , Vĩnh Phúc , Hậu Giang , Đồng Tháp , Cà Mau , Gia Lai - Kon Tum , Kiên Giang , Vĩnh Long , Trà Vinh , Bình Dương , Bình Phước , Tây Ninh , An Giang , Bắc Kạn , Bắc Giang , Bắc Ninh , Bến Tre , Cao Bằng , Đắk Lắc , Đắk Nông , Điện Biên , Gia Lai , Hà Giang , Hà Nam , Hà Tỉnh , Hải Dương , Hải Phòng , Hòa Bình , Hưng Yên , Kon Tum , Lai Châu , miễn phí TP HCM , Hà Nội, Hà Tĩnh , Nghệ An , Quảng Bình , Quảng Trị , Thanh Hóa , An Giang , Bắc Giang , Bắc Kan , Bắc Ninh , Cao Bằng , Điện Biên , Hà Giang , Hà Nam , Hải Dương , Hưng Yên , Lai Châu , Lào Cai , Lạng Sơn , Nam Định , Ninh Bình , Phú Thọ , Quảng Ninh , Sơn La , Thái Bình , Thái Nguyên , Tuyên Quang , Vĩnh Phúc , Yên Bái.